Nhân ngày anh hùng liệt sĩ Việt Nam 27/07/2020, vào lúc 7h30 Tập thể CBNV TẬP ĐOÀN VẬN TẢI SÀI GÒN kinh viếng Anh Hùng liệt sỹ nghĩa trang Tỉnh Đồng Nai
Chiến tranh đã đi qua nhiều năm nhưng những hậu quả và dư âm của nó còn sót lại vẫn rất lớn lao và khốc liệt, ghi lại dấu mãi mãi trong tâm trí mỗi thế hệ người dân Việt Nam, mỗi thế hệ tuổi trẻ mỗi năm cứ đến ngày 27/7, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cả nước lại tưởng nhớ đến các anh hùng thương binh liệt sỹ và thêm tự hào về bước phát triển của công tác chăm sóc thương binh, liệt sỹ theo tư tưởng và sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cứ hàng năm vào ngày này tháng này, từ già tới trẻ từ bắc chí nam, từ ngược tới xuôi tất cả đều hướng con người và trái tim của mình về những người thương binh liệt sĩ-những người đã hi sinh cả tuổi thanh xuân-cái tuổi đẹp nhất của đời người cho đất nước, cho thế hệ con em chúng ta, sử sách không ghi hết được sự hi sinh cao cả của họ, chỉ có lòng thành kính nhớ ơn mới là đáng quý. Trong đó có những người tuổi đời còn rất trẻ đã gạt lại phía sau những hạnh phúc riêng tư, nguyện đem thân mình dâng hiến cho Tổ quốc. Biết bao người đã mãi mãi nằm lại trong lòng đất mẹ, hay để lại một phần thân thể, đã hy sinh máu xương vì lý tưởng cao đẹp, như anh hùng lực lượng vũ trang, liệt sỹ, bác sỹ Đặng Thuỳ Trâm đã viết: “Hãy giữ vững tinh thần của người cộng sản, tinh thần trong suốt như pha lê, cứng rắn như kim cương và chói lọi muôn nghìn hào quang của lòng tin tưởng …”. Đây không chỉ là ngày chúng ta ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ, những thương binh đã anh dũng chiến đấu với giặc để giành lại độc lập tư do cho dân tộc, đây cũng là dịp để chúng ta có thể giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta, và cần phải làm cho thế hệ trẻ hiểu được công ơn to lớn của những anh hùng liệt sĩ, những thương binh cựu chiến bình. Một lần nữa mong các anh hùng liệt si hãy an nghỉ nơi chính suối, Tổ quốc sẽ mãi ghi nhớ công ơn của các anh, và mong một điều nữa, các anh sẽ nhanh chống được người thân tìm và đưa về quê hương yêu dấu của mình một lần ra đi mà vẫn chưa trở lại.
VIẾNG CHỐN LINH THIÊNG
Mỗi năm hai lần viếng Đến bên mộ các anh
Mắt nhòa trong giọt lệTim gan thắt quặn đau
Thương cho người dưới mộNằm đó chẳng có tên
Hy sinh vì nghĩa lớnMà chưa được ghi danh
Mong các cấp các ngành Tìm mau ra danh tính
Để anh bớt thiệt thòiHưởng lâu đài hạnh phúc
Để gia đình sung túcKhi biết có tên anh
Là những người cống hiếnCho tổ quốc hòa bình
Mọi người chung hạnh phúcVui hát khúc tình ca
Đất nước nhà thống nhấtPhất cao ngọn cờ đào
Nay đã thỏa ước aoBao đời người mơ ước
Được hưởng sống giàu sang
Đừng quên người ngã xuống
Cống hiến trọn đời mình
Mãi mãi tuổi hai mươi
Cho dân giàu nước mạnh
Hạnh phúc đến muôn nhà Bốn lăm năm thống nhất
Bắc nam họp một nhàĐất nước trọn niềm vui
Công lao anh nhiều nhất…..!
Bởi thế, bởi chiến tranh đâu phải trò đùa như nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn đã viết trong ca khúc bất hủ “Mùa xuân”. Có đi qua những ngày mưa mới biết trân quý giá trị của ngày nắng, có kinh qua đau thương mất mát của chiến tranh mới biết quý trọng giây phút hòa bình.
Sự hy sinh không thể tả xiết ấy nhắc nhở cho hậu thế phải tiếp bước tiền nhân bảo vệ non sông nước Việt khỏi các thế lực ngoại bang, để không hỗ thẹn với vong linh các anh hùng liệt sĩ. Như chủ tich Hồ Chí Minh nhắn nhủ “Các vua Hùng đã có công dự nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Chiến tranh đã khiến hàng lớp lớp những người con đất Việt ra đi không bao giờ trở lại, có những cuộc chia ly đã trở thành một phần của lịch sử, không ít trong số ấy vẫn chưa tìm thấy hài cốt. Những chiến binh còn sống dẫu mang trong mình những mảnh đạn, mảnh bom nhưng họ không hề gục ngã trước nỗi đau thể xác mà vẫn hừng hực khí thế góp công sức xây dựng quê hương.